Ngày 3/6 vừa qua, Hội thảo công nghệ EDOF và ứng dụng trong thủy tinh thể nhân tạo đã được diễn ra tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội.
Đây là hội thảo do SAV Thụy Sỹ phối với với Công ty TNHH Thương Mại Kiều Khánh Med - đại diện phân phối độc quyền của SAV tại Việt Nam tổ chức. Hội thảo có sự tham dự của ông Jean Baptiste Marceau, đại diện hãng SAV-IOL SA, Thụy Sỹ; Đại diện Công ty TNHH Thương Mại Kiều Khánh Med - đơn vị phân phối thủy tinh thể IOL SAV; Đại diện Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật bản có ông Aoyagi Yosuke - Giám đốc điều hành Bệnh viện và Bác sĩ - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện; cùng các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực Nhãn khoa ở các bệnh viện khu vực phía Bắc
Công nghệ EDOF được sản xuất tại Thụy Sỹ, kết hợp giữa khúc xạ và nhiễu xạ giúp kéo dài độ sâu trường ảnh, tạo ra dải thị lực liên tục không bị gián đoạn mà không tạo ra các hiện tượng khó chịu như quầng, lóa. Tại Việt Nam, Bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản là đơn vị đầu tiên sử dụng thủy tinh thể IOL SAV vào việc điều trị cho bệnh nhân.
Tại buổi hội thảo, Bác sĩ đã có bài thuyết trình chia sẻ kinh nghiệm thực tế sử dụng và kết quả trên bệnh nhân tại Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản. Theo đó, có gần 300 bệnh nhân sử dụng thủy tinh thể SAV Lucidis và SAV Info thời gian qua. Kết quả sau phẫu thuật cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân đạt thị lực 10/10 với các khoảng nhìn gần, nhìn xa và nhìn trung đều cao. Cụ thể
- SAV Info mang lại hiệu quả thị lực nhìn xa tương đối tốt (20/30 – 20/25), thị lực nhìn trung gian và nhìn gần tốt.
- SAV Lucidis mang lại hiệu quả thị lực nhìn xa rất tốt (20/25 – 20/20), thị lực nhìn gần tốt và thị lực nhìn trung gian trung bình.
Điều quan trọng hơn cả chính là mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi thay thủy tinh thể tại bệnh viện mắt Quốc tế Nhận Bản. Bệnh nhân rất hài lòng với thị lực nhìn xa, nhìn trung gian và nhìn gần, ít gặp các than phiền về chất lượng thị giác và về thị giác trong điều kiện ánh sáng kém.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Jean Baptiste Marceau đã chia sẻ thông tin và những tiến bộ của công nghệ EDOF. Đây là công nghệ tiên tiến duy nhất được cấp bằng sáng chế về sự thay thế khả năng điều tiết gần với thủy tinh thể tự nhiên. Với thiết kế của công nghệ EDOF, các hiện tượng nhiễu xạ được hạn chế tối đa, chùm sóng ánh sáng có khả năng tạo ra các giải tiêu điểm liên tục và cường độ ánh sáng trên võng mạc. Nhờ đó, não bộ bệnh nhân rất dễ thích nghi và có thể thoải mái tham gia vào các hoạt động ở các khoảng cách khác nhau, giảm thiểu các khó chịu thị giác như các hiện tượng quầng, chói, lóa, duy trì thị lực tốt ngay cả ở điều kiện ánh sáng kém. Khả năng duy trì độ tương phản và gảm độ nhiễu của công nghệ này giúp cho bệnh nhân có hình ảnh chân thực và rõ nét về màu sắc.
Tại sự kiện, các thắc mắc của các bác sỹ trong lĩnh vực nhãn khoa về việc ứng dụng công nghệ EDOP trong điều trị cho bệnh nhân thay thủy tinh thể cũng được bác sĩ Hùng cùng ông Jean Baptiste Marceau giải đáp. Sự kiện được các bác sỹ đánh giá cao và mở ra cơ hội để các bệnh nhân đục thủy tinh thể có thể tiếp cận công nghệ EDOF tiên tiến và sản phẩm thủy tinh thể nhân tạo IOL SAV.
Một số hình ảnh tại hội thảo: